Chuyện Tết Tây Tết Ta và gộp hai cái Tết

Cứ năm hết Tết đến là cái vấn đề Tết Ta, Tết Tây và gộp hai cái Tết lại ăn mỗi Tết Tây thôi cho nó theo Tây, cho nó tiến bộ. Rồi người ta dẩn ra cái lý do rằng nước Nhật bỏ Tết theo Âm lịch nên Nhật Bản phát triển vượt bậc, còn mình thì cứ ì ạch. Rồi nào là Tết Ta ngày càng nhạt, ngày càng không có hương vị gì cả… đủ các lý do. Giờ thì tôi đi phân tích nhẹ cái nhé.

tet1

Về dùng lịch: Ngày nay chúng ta hoàn toàn dùng Dương lịch và người ta chỉ dùng Âm lịch vào các ngày giỗ chạp, Rằm, Mùng 1 hàng tháng và ăn Tết. Nên việc dùng lịch đã không còn là một lý do chính đáng nữa, chúng ta đã chuẩn hóa theo quốc tế.

Ăn Tết là ăn Tết theo Trung Quốc: Đây cũng là lý do rất rất nhiều người trong đó có những người bài xích Trung Quốc đưa ra. Bạn có biết là lịch của ta và lịch Âm của Trung Quốc có sự chênh lệch không? Có những năm Tết của Ta  và Trung Quốc không hệ trùng nhau. Và bạn có biết 12 con giáp của Trung Quốc cũng không giống với 12 con giáp của ta không? Có những điều còn khác nữa mà bạn chưa bao giờ tìm hiểu, thay vì  theo đám đông thì bạn hãy tìm hiểu đi, đừng ngốc nghếch mà phỉ báng ông cha.

Nghỉ Tết trùng với người ta để các kế phù hợp với việc những ngày mình nghỉ người ta không nghỉ: Đây càng không phải là lý do hợp lý, vì một công ty người ta làm việc bao giờ cũng phải có kế hoạch 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm… và trong các kế hoạch đó thì phải tính đến các ngày nghỉ. Một vài ví dụ nhỏ, ngày Quốc Khánh, Quốc Khánh Việt Nam không trùng với các nước, không lẽ chúng ta phải đổi lại cho trùng… rồi nữa các 30-4, 1-5 rồi giỗ tổ Hùng Vương… không lẽ chúng ta bỏ hết cho bằng với nhà người ta. Vì vậy đơn giản đây là lý do không hợp lý. Mỗi Đất nước đều có những ngày nghỉ riêng, những lễ hội riêng đâu có ai giống ai? Ngày người ta nghỉ mình làm, ngày người ta làm mình nghỉ là chuyện hết sức bình thường, chúng ta phải có bản sắc của chúng ta chứ.

Ngày Tết ngày càng nhạt: Đây có lẻ là cái lý do mà nhiều người viện dẫn nhất. Thế bạn có thấy rằng chúng ta nghỉ một ngày Tết Tây (gọi dân dã cho ngày 1/1 dương lịch, chứ Tết gì ngày này). Bạn có thấy cái ngày bạn nghỉ đó nó cũng vô cùng vô vị không? Tự nhiên nghỉ có một ngày rồi lọ mọ đi làm đi học lại. Rồi có người cũng bù khú bạn bè nhậu nhẹt các kiểu, rồi xong, hết ngày lảng xẹt. Đó, nó không hệ vộ vị trong cái rất vô vị. Vậy cái cái vị đó từ đâu ra, từ bạn chứ không ai khác nên đừng đỗ lỗi cho Tết. Có lẽ Tết là ngày hiếm hoi mà những người xa quê đi làm, họ được trở về, bỗng nhiên môi trường thay đổi… không có rạp chiếu phim, không có Highland, không Starbuck… không có những người đồng nghiệp thân quen, không ngồi lê chém gió, và rồi còn phải ở với những người trong gia đình, những người có lối sống khác hẳn nên có thể bạn thấy nhàm chán, tại sao không tìm cái thú vị trong đó bởi vì chắc chắn là có những điều bạn đã quên, hoặc không biết. Chung quy lại là không có nhạt đâu.

Tết nhàm chán vì mọi thứ cứ lập đi lập lại: Bạn có hiểu hai chữ truyền thống không? Không có cái lễ hội truyền thống nào không có những thứ lập đi lập lại, có những điều thiêng liêng trong đó mà người ta gìn giữ, không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới đều như vậy.

Nghỉ Tết nhiều làm cho con người ta ì ạch: Có một thực tế là có nghỉ Tết dài hay không thì con người ì ạch thì họ cứ ì bất chấp tất cả. Bạn có để ý là ngày thường cũng như ngày nghỉ, hầu hết thời gian bạn online chém gió không? Cái đó mới là nguyên nhân gây ra ì ạch, chỉ là nghỉ Tết dài thì có thời gian chém gió nhiều hơn, chứ không làm cho con người ta trở nên ù lì ì ạch. Năng xuất làm việc là do chính bạn quyết định chứ không phải là do việc nghỉ hay không nghỉ.

Nghỉ Tết nhiều rượu chè bê tha: Hợp lý không? mới nghe cũng hợp lý nhưng mà hãy suy nghĩ kỷ lại chút, cuối ngày làm việc bạn có hay lê la hàng quán với bạn bè không? cuối tuần có tụ tập không… đó, cái ăn chơi là do bạn quyết định, chứ không phải lỗi tại Tết.

Tết tốn kém: Cũng nghe hợp lý, Tết chi tiêu rất nhiều… ngoài chuyện cúng kiến ra, người ta mua sắm rất nhiều thứ với cái cái khẩu hiệu “mua sắm Tết”. Thực ra, có nhiều thứ mua sắm dùng cả năm thậm chí cả chục năm mà. Cái thói quen chờ Tết là cái thói quen định móc thời gian thôi chứ thực ra thì mua sắm giờ nào mà không được. Thực tế mà nói thì số tiền mua sắm cả năm của bạn bao giờ cũng to hơn Tết, yên tâm, mà Tết gần như chỗ nào cũng cho bạn thêm 1 tháng lương mà. Chỉ là cái khoản lì xì (lớn), quà cáp (bự) thì cũng hơi to, cơ mà nếu lì xì, quá cáp lạnh mạnh thì chắc cũng không đến nỗi, do người lớn đã biến cái tốt thành cái xấu thì ráng mà chịu chứ biết sao? Thực ra, thì việc lì xì, quà cáp thì cái mà người thực hiện được cái gì và xứng đáng với cái giá phải bỏ ra là gì thì chắc người thực hiện sẽ hiểu.

Bạn có biết là Tết thường là người nông dân họ đã thu hoạch xong mùa màng và là lúc nghỉ ngơi cho nông vụ mới không? Cái Tết mà chúng ta (những người không làm nông) được hưởng là cái Tết do những người nông dân từ xưa đến nay ban cho nên đừng áp đặt cái suy nghĩ của mình cho là tốt, bạn ngời máy lạnh thì không hiểu được người ta làm nông khổ như thế nào đâu. Thêm vào thời tiết của tháng 12 Dương lịch là lúc thời tiết không tốt lắm, nghỉ vào lúc đó mà làm gì? Điều bạn nên làm không phải là cố thay đổi việc nghỉ Tết, mà hãy làm cho cái Tết ý nghĩa hơn với nhiều người. Chúng ta những người trẻ hãy đi tìm hiểu về ý nghĩa của cái Tết và Tết cho nó đúng.

Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.

Up ↑